TỔNG QUAN FIELD-MAP

 

KHÁI NIỆM VỀ FIELD-MAP 

Field-Map là giải pháp tích hợp giữa phần mềm và phần cứng phục vụ cho mục tiêu thu thập số liệu hiện trường, phân tích xử lý số liệu để xây dựng các báo cáo tổng hợp. Có thể coi Field-Map là dòng sản phẩm đa dạng với nhiều lựa chọn cấu hình, kết hợp giữa phần mềm GIS thời gian thực và các thiết bị điện tử hiện đại, phục vụ cho thu thập số liệu thành lập bản đồ và đo đạc các thông số quan trọng trong nông lâm nghiệp.

 Field-Map là hệ thống được thiết kế với sự hỗ trợ của công nghệ máy tính, năng động và đa dạng về cấu hình phục vụ cho mục tiêu thu thập số liệu thực địa, với lĩnh vực được quan tâm nhất là Lâm nghiệp. Hệ thống có khả năng thực hiện nhiệm vụ đo ở các mức khác nhau, bắt đầu từ việc đo xác định số liệu của các cây độc lập, cho đến việc nghiên cứu thành lập bản đồ điều tra quy hoạch hoặc cao cấp hơn là xây dựng bản đồ cảnh quan. Khởi đầu, thiết kế của Field-Map hoàn toàn phục vụ cho mục đích điều tra lâm nghiệp, nhưng ở các phiên bản tiếp theo Field-Map được trang bị thêm những chức năng mới, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ thu thập số liệu hiện trường phục vụ các mục đích khác như thành lập bản đồ phân bố, thuộc tính cây rừng, lập kế hoạch quản lý chi tiết, giám sát dịch chuyển carbon, thành lập bản đồ cảnh quan, đánh giá trữ lượng gỗ, đo đạc chi tiết các khu vực nghiên cứu mẫu, điều tra thống kê và giám sát các đối tượng tự nhiên …

Với chức năng cơ bản phục vụ điều tra thống kê rừng, hiện Field-Map là giải pháp phần cứng và phần mềm duy nhất được lựa chọn sử dụng ở rất nhiều các cơ quan lâm nghiệp cấp quốc gia. Điểm đặc biệt của Field-Map chính là khả năng tuỳ biến và phát triển tiếp tục, nhằm bổ sung và đáp ứng tất cả những đòi hỏi mang tính đặc thù. IFER - cơ quan sở hữu giải pháp Field-Map vẫn tiếp tục đầu tư nghiên cứu và phát triển thêm nhiều chức năng mới cho Field-Map, nhằm hoàn chỉnh hơn nữa các ứng dụng, mềm dẻo hơn nữa các công cụ điều khiển, từng bước đáp ứng tất cả những yêu cầu đa dạng về điều tra, quy hoạch và quản lý rừng của mỗi quốc gia. Mục đích cuối cùng là tạo ra một sản phẩm tối ưu, có khả năng áp dụng trong công tác lâm nghiệp, phù hợp với đặc thù của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Theo đó chi phí để sở hữu và vận hành Field-Map sẽ thấp hơn rất nhiều so với kinh phí mà mỗi quốc gia cần phải đầu tư để xây dựng một hệ thống phần mềm lâm nghiệp cho riêng mình.

Điểm khác biệt quan trọng nữa của Field-Map chính là khả năng hỗ trợ cho nhiều nhóm thực địa cùng một lúc. Một trong những dự án điều tra rừng cấp quốc gia lớn nhất, sử dụng giải pháp Field-Map là dự án của Cơ quan Điều tra Rừng Liên bang Nga (National Forest Inventory of Russia) với gần 300 nhóm điều tra thực địa.

Thông tin thiết thực:

Mỗi khách hàng khi mua một gói sản phẩm Field-Map sẽ nhận được một gói hỗ trợ đào tạo dành cho hai kỹ sư tại Văn phòng của Field-Map - Cộng hoà Séc.

Phiên bản phần mềm Field-Map mới sẽ được phát hành hàng năm. Mỗi chứng chỉ cho gói phần mềm Field-Map đều đi kèm với một năm hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, bao gồm cả việc nâng cấp phần mềm. Thời hạn bảo hành hỗ trợ kỹ thuật cho phần mềm và phần cứng Field-Map là một (1) năm.

Khách hàng có thể tải phần mềm chạy thử, cũng như các phiên bản cập nhật cho phần mềm Field-Map tại địa chỉ www.field-map.com

Công ty TNHH ANTHI Việt Nam được thành lập vào đầu năm 2010 bởi một tập thể năng động, nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vực khảo sát, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành… và đặc biệt là khả năng nghiên cứu áp dụng công nghệ cao, phục vụ cho thu thập số liệu hiện trường như công nghệ định vị vệ tinh GNSS, Viễn thám, Bản đồ kỹ thuật số, Hệ thống thông tin địa lý … Định hướng phát triển của ANTHI là làm tốt hơn những gì mà các nhà cung cấp khác đang làm tại Việt Nam, với mục đích phục vụ người sử dụng, những người xứng đáng được hưởng những gì tốt hơn hiện có.

CHÚNG TÔI CAM KẾT VỀ SỰ KHÁC BIỆT - Chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng về giải pháp, thiết bị, dịch vụ và thái độ phục vụ của ANTHI Việt Nam. Hiện tại ANTHI Việt Nam đang là đại diện phân phối cho các hãng:

  • Trimble Navigation Hoa Kỳ (www.trimble.com)  - Thiết bị định vị vệ tinh GNSS; 
  • Laser Technology Hoa Kỳ (www.lasertech.com) - Thiết bị đo sử dụng công nghệ laser; 
  • Panasonic Toughbook Nhật Bản (www.panasonic.com)  - Máy tính siêu bền Toughbook;
  • IFER Field-Map Cộng hoà Séc (www.fieldmap.cz) - Giải pháp cho Lâm nghiệp;
  • Maris NaUy (www.maris.no) - Giải pháp ứng dụng cho dẫn đường hàng hải;
  • OmniSTAR Hoa Kỳ (www.omnistar.com) - Cung cấp dịch vụ hiệu chỉnh DGNSS vệ tinh; 

Vui lòng ghé thăm trang chủ của chúng tôi để có thêm thông tin: www.anthi.com.vn.

MÔ TẢ CÔNG NGHỆ FIELD-MAP

Cơ sở dữ liệu có cấu trúc linh hoạt 

Các dự án thu thập số liệu thực địa như điều tra thống kê rừng, đo đạc và thành lập bản đồ ... về cơ bản đều được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận rõ ràng – QUAN TRẮC THỰC ĐỊA. Để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của một dự án thu thập số liệu cụ thể, Field-Map mang đến cho người sử dụng một giải pháp hoàn chỉnh, hỗ trợ nhiệm vụ thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu thực địa. Một số chức năng đặc biệt như các dạng thuộc tính đặc thù, hay phương pháp tiếp cận đa khu vực nghiên cứu mẫu là điểm đặc biệt của riêng Field-Map. Field-Map có khả năng đáp ứng được tất cả các yêu cầu của dự án thu thập số liệu thực địa, từ những dự án đơn giản đến những dự án thực sự phức tạp như điều tra rừng cấp Quốc gia gồm hàng trăm nhóm đo đạc thực địa, hàng nghìn giá trị thuộc tính, hàng chục thậm chí hàng trăm bảng tính hay biểu mẫu. Tất cả đều nằm trong khả năng thực hiện của Field-Map.

  • Cấu trúc cơ sở dữ liệu do người sử dụng định nghĩa: Phương pháp luận thu thập số liệu do người dùng định nghĩa = Cấu trúc cơ sở dữ liệu = Dự án Field-Map (Field-Map Project). Dự án Field-Map cũng chứa siêu dữ liệu mô tả cấu trúc và nội dung của cơ sở dữ liệu.
  • Cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ phân cấp: Nhiều phân lớp xếp theo cấu trúc cơ sở dữ liệu dạng cây, hỗ trợ dạng thức quan hệ một với nhiều, một với một và nhiều với một.
  • Hỗ trợ nhiều lớp thông tin: Một dự án Field-Map bao gồm nhiều lớp thông tin, mỗi lớp thông tin lại bao gồm nhiều thuộc tính.
  • Hỗ trợ nhiều kiểu số liệu thuộc tính: Đa dạng các kiểu số liệu thuộc tính đối tượng (số, chữ và số, ghi nhớ, lo-gic, ngày, giờ, tranh ảnh, phim ngắn và âm thanh).
  • Hỗ trợ danh sách lựa chọn nhanh: Thuộc tính đối tượng được nhập thông qua danh sách lựa chọn nhanh, đảm bảo nhập liệu dễ dàng và hạn chế lỗi, đặc biệt hữu dụng cho các máy tính thực địa không bàn phím (thông thường có khoảng 80% số liệu thuộc tính được nhập vào theo danh sách lựa chọn tra cứu nhanh này).
  • Hỗ trợ dữ liệu thuộc tính nâng cao: Thuộc tính nâng cao bao gồm các thông số như chiều cao, đường kính, số lượng, độ dài, các danh sách lựa chọn, danh sách tra cứu điều kiện, chuyển đổi đóng mở nhanh các mục tra cứu, các giá trị mặc định.
  • Hỗ trợ nghiên cứu trên nhiều khu vực mẫu: Phương pháp tiếp cận nhiều khu vực mẫu và dễ dàng quản lý tất cả các khu vực mẫu này, cũng như dữ liệu của các dự án lớn với hàng trăm nhóm khảo sát thực địa. Nhiều khu vực mẫu cũng đồng nghĩa với việc nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và kết quả là trên cùng một cơ sở dữ liệu sẽ có nhiều dữ liệu khu vực mẫu khác nhau.
  • Khả năng tuỳ biến theo yêu cầu: Cho phép tuỳ biến cấu trúc số liệu bất cứ khi nào mà không làm mất hay ảnh hưởng tới cơ sở dữ liệu đã có.

Sử dụng những định dạng chuẩn: Số liệu được lưu trữ theo các định dạng chuẩn. Các đối tượng bản đồ lưu trữ dạng ArcView Shapefile. Các thông tin thuộc tính lưu trữ dạng Paradox, MS Access hoặc MSSQL.

Hỗ trợ các thiết bị đo đạc

Field-Map dựa trên việc sử dụng hiệu quả các thiết bị đo truyền thống, cũng như thiết bị đo điện tử hiện hành như máy đo khoảng cách công nghệ Laser, la bàn điện tử, Hệ thống định vị vệ tinh GPS hay thước kẹp điện tử. Field-Map dễ dàng kết hợp với hầu hết các thiết bị đo, phương pháp lưu trữ số liệu, hạ tầng máy tính được sử dụng trong công tác khảo sát thực địa… Tất cả đều hướng đến một mục tiêu - Khai thác một cách hiệu quả công nghệ điện tử phục vụ cho người sử dụng.

Field-Map hỗ trợ hàng loạt các thiết bị đo điện tử khác nhau. Bộ thiết bị chính - là những thiết bị quan trọng nhất trong công tác đo đạc và lập bản đồ lâm nghiệp, thường được cấu thành bởi các hợp phần: Thiết bị đo khoảng cách công nghệ Laser + Thiết bị đo độ nghiêng dốc + Thiết bị la bàn điện tử = RIC (RIC – Laser Rangefinder + Electronic Inclinometer + Electronic Compass). Field-Map sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả của các hệ thống RIC, để đo xác định các thông số như khoảng cách, góc phương vị, độ nghiêng, chiều cao, chênh cao, sườn dốc... phục vụ mục tiêu thành lập các bản đồ rừng cấu trúc không gian ba chiều.

Công nghệ định vị vệ tinh GPS được Field-Map sử dụng với hai mục đích: Định vị và thành lập bản đồ. Sự kết hợp hài hoà giữa GPS và RIC đặt dưới sự quản lý và điều khiển của Field-Map, giúp khắc phục được khá nhiều nhược điểm khi sử dụng GPS độc lập trong lâm nghiệp, đặc biệt ở dưới tán cây rừng rậm rạp. Nhiệm vụ dẫn đường, đo số liệu bản đồ với số liệu định vị GPS sẽ đơn giản và chính xác hơn nhiều khi tiến hành trong Field-Map.


Các hợp phần phần cứng cơ bản cấu thành một hệ thống Field-Map bao gồm: Máy đo khoảng cách laser, La bàn điện tử, Thiết bị đo góc nghiêng điện tử, Máy tính thực địa, Máy thu tín hiệu định vị vệ tinh GPS và Thước kẹp điện tử (hai thiết bị cuối không thể hiện trong hình vẽ). 

Field-Map là sản phẩm phần mềm duy nhất, hỗ trợ hoàn toàn ống ngắm quang học đo đường kính từ xa. Ống ngắm quang học gắn trên máy đo khoảng cách laser, được sử dụng để thực hiện các phép đo xác định đường kính cây ở độ cao bất kỳ. Field-Map không chỉ hỗ trợ cho việc đo đường kính thân đơn, mà còn hỗ trợ xác định các mặt cắt tán cây.

Sử dụng kết hợp các thiết bị Máy đo khoảng cách laser + La bàn điện tử + Thiết bị đo góc nghiêng điện tử phục vụ thành lập bản đồ rừng, đo chiều cao cây, đo đường kính thân cây ở độ cao khác nhau, xác định mặt cắt tán cây, lập bản đồ mật độ che phủ, mặt cắt suy giảm mật độ che phủ.

Xác định đường kính thân cành nhánh trên cao

Ngoài ra Field-Map còn hỗ trợ rất nhiều các thiết bị đo điện tử phụ trợ khác như thước kẹp điện tử đo đường kính, thiết bị đo trắc địa như các máy đo góc MapStar của Laser Technology Inc, Leica hoặc Sokkia. Field-Map có thể chạy tốt trên các máy tính PC sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows 95, 98, 2000, Vista, hay Windows 7 mà không đòi hỏi phần cứng đặc biệt. Yêu cầu cấu hình máy tính để cài đặt phần mềm Field-Map, không vượt quá yêu cầu cấu hình để cài đặt hệ điều hành trên máy tính.

Field-Map được phát triển đặc biệt cho các máy tính thực địa không bàn phím, vận hành bằng bút cảm ứng. Cũng có thể sử dụng được trên các máy tính màn hình đơn sắc. Để hỗ trợ  thông tin thời gian thực với các thiết bị đo, các máy tính thực địa cần cung cấp cho Field-Map ít nhất một cổng nối tiếp RS232 (RS232 hoặc USB hay Bluetooth chuyển đổi).

Field-Map kết nối với các thiết bị đo ngoại vi dựa trên giao thức chuẩn NMEA0183, trong một số trường hợp có thể sử dụng các giao thức đặc thù khác (như các máy đo của Leica và Sokkia). Điều đó có nghĩa rằng Field-Map có khả năng hỗ trợ rất nhiều thiết bị khác nhau, ví dụ như khả năng hỗ trợ hầu hết các loại máy thu GPS có mặt trên thị trường.

Các xác lập thông số kết nối với thiết bị đo của Field-Map được thiết kế đơn giản với giao diện thân thiện, hỗ trợ người dùng vận hành thiết bị đo thông qua các chức năng trợ giúp, cũng như mô hình hình tượng hoá các quá trình đo trên thực địa. Chức năng hỗ trợ đo đặc biệt Field-Map Measurement Assistant hướng dẫn các bước đo trong chế độ thời gian thực.

Mặc dù Field-Map hỗ trợ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng các thiết bị đo điện tử, nhưng đặc biệt hơn Field-Map vẫn hỗ trợ rất tốt cho các thiết bị đo thủ công truyền thống khác như la bàn cơ, các loại thước đo kéo tay, thiết bị đo cao ... Trong những trường hợp như vậy, người sử dụng sẽ nhập trực tiếp kết quả đo vào máy tính.

 

Chức năng hỗ trợ Field-Map Measurement Assistant cung cấp trợ giúp cần thiết trong quá trình triển khai đo trên thực địa

Chức năng Xuất / Nhập

Công nghệ xử lý số liệu trong phòng của Field-Map thường được ứng dụng vào các dự án đang hoặc đã thực hiện, sau khi có tập hợp lớn số liệu thô thu được từ thực địa. Field-Map đóng vai trò quan trọng trong giải pháp công nghệ tổng thể, tạo ra cổng trao đổi số liệu giữa các giải pháp phần mềm khác. Như đã từng đề cập đến, một trong những thế mạnh của Field-Map là khả năng hỗ trợ cho nhiều nhóm điều tra thực địa, cho phép duy trì cơ sở dữ liệu phân bố trên một số máy tính, đang phục vụ cho các nhóm thu thập số liệu trên thực địa. Field-Map trang bị đầy đủ những chức năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này.

Cả hai thành phần quan trọng là các đối tượng bản đồ và thuộc tính mô tả, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu đã có hoặc đã từng được khảo sát trước đây, hoàn toàn có thể nhập trực tiếp vào   Field-Map. Field-Map có sẵn công cụ hỗ trợ cho quá trình nhập các đối tượng bản đồ (như các điểm, các đường và các vùng) cùng với những thông tin thuộc tính kèm theo ở các định dạng khác (như ArcView Shapefiles, Digital Exchange Format DXF, Microstation Design File DGN, Autocad Drawing Database DWG, ArcInfo Coverage). Ngoài ra Field-Map còn có các công cụ mang tính đặc thù, có thể sử dụng cho bước tiền xử lý số liệu bản đồ, đã được lưu trữ theo các bảng trong cơ sở dữ liệu.

Các chương trình tiện ích hỗ trợ cũng được thiết kế sẵn để thực hiện việc nhập thông tin   thuộc tính. Số liệu từ những bảng đơn hoặc một tập hợp nhiều bảng có thể được nhập trực tiếp vào Field-Map từ nhiều định dạng khác nhau (như MS Access, MS Excel, DBase, Paradox, ASCII text) thậm chí có thể chuyển đổi thông qua bộ nhớ tạm thời (clipboard).

Field-Map sử dụng định dạng ArcView Shapefiles để lưu trữ số liệu bản đồ và định dạng Paradox hoặc MS Access để lưu trữ các bảng số liệu thuộc tính. Như vậy số liệu của Field-Map hoàn toàn có thể sử dụng được trực tiếp mà không cần qua bất kỳ bước chuyển đổi nào. Nếu có yêu cầu sử dụng ở các định dạng khác, Field-Map có các công cụ thực hiện việc xuất các bảng thuộc tính sang định dạng mới như DBase, Excel, XML hoặc ASCII Text. Số liệu bản đồ thường được lưu trữ trong hệ thống lưới chiếu và toạ độ Đề-các và hoàn toàn có thể thực hiện các bước xử lý tiếp theo khi có yêu cầu. Cụ thể hơn hệ thống toạ độ mang tính địa phương này có thể tự động chuyển sang lưới chiếu và hệ thống toạ độ mới, tất cả các khu vực nghiên cứu mẫu được gộp nhóm trong một tập tin Shapefile. Chức năng hỗ trợ nhiều nhóm là chức năng quan trọng nhất, trong trường hợp một dự án được thực hiện bởi nhiều nhóm đo đạc thực địa, sự thống nhất về cấu trúc số liệu là điều quan trọng tiên quyết, Field-Map luôn đi đầu bởi chức năng này, ngay khi các nhóm đo có được một khối số liệu từ thực địa, hoàn toàn có thể  yên tâm chuyển toàn bộ số liệu mới vào cơ sở dữ liệu mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

 

Triển khai ứng dụng Field-Map tại Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (www.fipi.vn) 

Dẫn đường trên thực địa

Dẫn đường tới mục tiêu có toạ độ xác định là một trong những nhiệm vụ cụ thể trong công tác thu thập số liệu thực địa. Toạ độ của điểm mục tiêu (ví dụ: trung tâm của khu vực mẫu giám sát) là điểm đã biết, nhưng khó mà xác định được điểm này trên thực địa, chỉ có thể biết được thông qua tọa độ với độ chính xác tương đối mà thôi. GPS đại diện cho công cụ dẫn đường hữu dụng trên thực địa và chức năng này được Field-Map hỗ trợ tối đa. Tuy nhiên, do điều kiện của rừng (tán cây rậm, hẻm núi hay khe sâu) GPS thường gặp nhiều hạn chế bởi bị che khuất tầm quan sát các vệ tinh, các tín hiệu định vị yếu và nhiễu gây ra sai số lớn. Để khắc phục nhược điểm này, Field-Map sử dụng chức năng dẫn đường nâng cao, bằng cách kết hợp máy GPS với Thiết bị đo khoảng cách công nghệ Laser + Thiết bị đo độ nghiêng dốc + Thiết bị la bàn điện tử (RIC) và tự động lựa chọn thiết bị dẫn đường hiệu quả nhất, tuỳ theo điều kiện trên thực địa. Cụ thể hơn GPS sẽ được lựa chọn sử dụng trong dẫn đường ở các khu vực quang đãng và RIC sẽ được sử dụng ở các khu vực bị che khuất. Để đảm bảo hiệu quả và độ chính xác trong phương pháp dẫn đường bằng RIC, Field-Map đã áp dụng phương thức dẫn đường theo chiều kim đồng hồ (Clockwise Navigation). Phương pháp tiếp cận này giúp gia tăng một cách đáng kể hiệu quả làm việc trên thực địa, đồng thời cho phép hệ thống chuyển đổi qua lại giữa hai lựa chọn thiết bị hỗ trợ dẫn đường là GPS và RIC.

Một điểm vượt trội nữa trong các phương pháp dẫn đường của Field-Map là khả năng hỗ trợ  tối ưu hoá di chuyển theo địa hình. Trong những điều kiện khó khăn ngoài thực địa như mật độ rừng non dày đặc hoặc các khu vực sườn dốc không thể tiếp cận được, vẫn có thể tạo ra những “đường vòng” để tiếp cận với mục tiêu theo những cách thức dễ dàng hơn. Để bổ sung vào việc sử dụng các thiết bị đo trong dẫn đường, Field-Map còn có thể mang đến cho người sử dụng nhiều lợi ích khác từ những bản đồ sẵn có, các ảnh vệ tinh hay ảnh hàng không trực giao, các bản đồ đã được quét và đưa vào máy dưới dạng ảnh sử dụng làm các bản đồ nền trong Field-Map. Người sử dụng hoàn toàn có thể điều khiển việc hiển thị những tư liệu ảnh nền này phục vụ cho công tác dẫn đường trên thực địa.

   

Phương pháp dẫn đường "Theo chiều kim đồng hồ" sử dụng kết hợp Thiết bị đo khoảng cách công nghệ laser + Thiết bị đo độ nghiêng dốc + Thiết bị la bàn điện tử (RIC). Người điều khiển phần mềm Field-Map (màu xanh) hướng dẫn người cầm gương (màu vàng) rằng điểm đích nằm tại vị trí 4:30.

 

Dẫn đường trên thực địa để tới được mục tiêu có toạ độ đã biết sử dụng GPS, Thiết bị đo khoảng cách công nghệ laser + Thiết bị đo độ nghiêng dốc + Thiết bị la bàn điện tử (RIC) và các bản đồ nền (ví dụ ảnh trực giao).

Trong quá trình dẫn đường, người sử dụng có thể lưu lại tuyến đường đã đi qua vào một lớp thông tin dạng đường nào đó, phục vụ cho mục tiêu sử dụng tiếp. Ngoài ra còn có thể thực hiện việc đo thành lập bản đồ ngay trong quá trình dẫn đường (các đối tượng điểm và đường). Như vậy hoàn toàn có thể kết hợp chức năng dẫn đường với nhiệm vụ thành lập bản đồ.  

 

Thành lập bản đồ

Thành lập bản đồ thực địa và thể hiện các phân lớp thông tin điểm / đường / vùng là một phần quan trọng trong các chức năng của Field-Map. Field-Map được trang bị tất cả các chức năng hỗ trợ cho việc khởi tạo và chỉnh sửa các bản đồ dạng số ngay trên thực địa, đặc biệt hơn, người sử dụng còn có thể thao tác được với thông tin thuộc tính và các chức năng GIS cao cấp khác.

Bản đồ có thể được xây dựng trên hệ toạ độ địa phương Đề-các hoặc hệ toạ độ và lưới chiếu bản đồ chỉ định, phương thức tiếp cận đầu tiên thường được sử dụng khi thành lập bản đồ nội vùng các khu vực nghiên cứu mẫu. Trong trường hợp này tâm của vùng mẫu là điểm trung tâm có toạ độ [0, 0, 0], theo đó toàn bộ toạ độ của các đối tượng khác đều có liên hệ với toạ độ tâm vùng. Phương pháp tiếp cận thứ hai là khả năng hỗ trợ các hệ thống toạ độ và lưới chiếu bản đồ phổ biến trên thế giới. Các tham số của lưới chiếu bản đồ được định nghĩa trước trong Field-Map cũng như các tham số chuyển đổi địa lý của hệ thống WGS-84 sang lưới chiếu được chọn. Tham số chuyển đổi địa lý cũng như tham số của lưới chiếu bản đồ do người sử dụng định nghĩa và hoàn toàn có thể điều chỉnh khi cần thiết. Chức năng lưới chiếu bản đồ của  Field-Map cho phép sử dụng tất cả các thiết bị đo, tạo thành các bản đồ cuối cùng trong hệ tọa độ chỉ định trực tiếp trên màn hình máy tính ngay tại hiện trường.

Khả năng tạo, hiển thị và thể hiện bản đồ ngay trên thực địa của Field-Map làm tăng năng suất và chất lượng của số liệu đã thu được. Field-Map cung cấp rất nhiều tính năng hữu dụng  phục vụ cho mục tiêu hiển thị và trình bày bản đồ như dạng điểm do người sử dụng định nghĩa, các biểu tượng đường và các nhãn gán có kích thước cố định hoặc có thể điều chỉnh theo tỷ lệ. Trong quá trình thành lập bản đồ, Field-Map sẽ thể hiện vị trí thực của các thiết bị đo cũng như đường đo được thực hiện bằng thiết bị đo laser. Khả năng thu phóng tuỳ ý hoặc theo tỷ lệ đặt trước, kéo thả và hiển thị toàn bộ bản đồ trên màn hình là những chức năng hiển thị bản đồ chuẩn của Field-Map. Cùng với chức năng sửa đổi các lớp thông tin, Field-Map có thể hiển thị trên màn hình máy tính thực địa các bản đồ nền đúng khung cảnh thực địa. Field-Map cũng hỗ trợ rất nhiều định dạng số liệu bản đồ vector và raster khác nhau (như TIFF, MrSID, ESRI Grid, Imagine, ERDAS GIS, Band Interleaved By Line, Band Interleaved By Pixel, Band Sequential, Sun Raster, IMPELL Bitmap, SVF, GIF, BMP, JPEG/JFIF, Shapefile, Digital Exchange Format, MicroStation Design File, Autocad Drawing Database, ArcInfo Coverage).

Công cụ của Field-Map cho phép làm việc với các lớp thông tin điểm, đường, vùng và một số lớp thông tin đặc biệt khác như cây xanh, cây chết và mặt cắt. Các kiểu lớp thông tin bổ sung được tạo ra từ các lớp thông tin cơ bản và có những tính năng bổ trợ liên quan tới các dự án điều tra rừng.

Các bước trong quá trình thành lập bản đồ đều có giao diện thân thiện và thao tác trực quan. Có thể bổ sung các điểm và đường mới lên bản đồ bằng cách kéo bút vẽ trên màn hình  cảm ứng của máy tính thực địa, bằng số liệu thu được từ các thiết bị đo hoặc bằng cách nhập trực tiếp vào máy toạ độ các điểm đã biết. Các đối tượng điểm và đường đều có thể di chuyển hay xoá bỏ được. Cho phép sửa đổi các đối tượng đường trực tiếp bằng cách kéo các đoạn thẳng hợp thành theo từng điểm nút giống như việc số hoá trên màn hình. Các chức năng bản đồ nâng cao cho phép sao chép các đối tượng điểm và đường giữa các lớp thông tin, tạo ra các ô lưới, vùng đệm, các đường song song hoặc đường bo đệm, làm trơn đường và khép hình giao hội.

Field-Map hỗ trợ tạo mới các lớp đối tượng dạng vùng và trang bị đầy đủ những chức năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này. Tự động nối đường, các chức năng làm sạch và tạo các đối tượng vùng với quan hệ topology chuẩn, mang đến khả năng thao tác với các đường và nhãn/điểm phỏng tâm của các vùng tạo ra trong quá trình thu thập số liệu thực địa. Khi đã tạo xong bản đồ đường bao cho đối tượng vùng, Field-Map có thể tạo ra các lớp thông tin chứa đối tượng vùng và chuyển toàn bộ các giá trị số liệu thuộc tính vào các vùng xác định. Tính hiệu quả trong việc tạo ra đối tượng vùng bằng phần mềm Field-Map được tăng cường thêm, bằng khả năng tham gia quá trình tạo vùng bởi các đối tượng đường, nằm ở các lớp thông tin khác ngay trong quá trình xử lý số liệu. Vì thế, không cần thiết phải tạo thêm đường giống nhau trên các lớp thông tin khác nhau.

Trong quá trình thành lập bản đồ các khu vực giám sát mẫu, Field-Map cũng được hưởng lợi từ quá trình “định vị liên tục”. Người điều khiển thiết bị có thể di chuyển tự do để tìm thấy điểm tốt nhất phục vụ cho việc đo mới các đối tượng bản đồ. Sử dụng hệ thống thực hiện các phép đo đến điểm đo mới, dưới dạng điểm tham chiếu mới có liên quan đến điểm tham chiếu gốc,  do vậy không cần thiết phải tiến hành đo tất cả các đối tượng từ điểm được coi là tâm của khu vực nghiên cứu (điểm có toạ độ tham chiếu 0, 0, 0).

Trong quá trình thành lập bản đồ ngay trên thực địa, người sử dụng có thể “khoá” những thuộc tính riêng lẻ hoặc toàn bộ các lớp thông tin (giới hạn thuộc tính, giới hạn dịch chuyển  bản đồ trên màn hình, giới hạn bản đồ). Như vậy sẽ đảm bảo cho việc quản lý một cách  hiệu quả cách thức sửa đổi và điều chỉnh số liệu trên thực địa.

Đo cây rừng

Field-Map được thiết kế và phát triển với mục tiêu ưu tiên là phục vụ cho lâm nghiệp, nên phần mềm có rất nhiều chức năng đặc thù thực hiện các phép đo liên quan đến cây rừng.

Field-Map hỗ trợ người sử dụng trong việc khai báo trước hình dạng và kích thước của khu vực mẫu (hình dạng bất kỳ, hình tròn, hình chữ nhật), kích thước cố định, kích thước thay đổi, hình tròn đồng tâm, khu mẫu phân đoạn, khu mẫu nội suy.

Ví dụ bản đồ vị trí cây trong khu mẫu đã phân chia

Lớp thông tin cây rừng trong Field-Map được tạo từ lớp thông tin điểm với rất nhiều chức năng bổ sung như quan sát cây rừng trong toàn khu, thể hiện mức độ che phủ của tán cây trên bản đồ. Đối tượng cây có thể có nhiều thuộc tính xác định như đường kính ở độ cao ngang ngực, chiều cao cây, thể tích thân cây, chiều dài cành, mức độ che phủ, bề mặt tán cây và thể tích tán cây. Vị trí của cây trong khu vực mẫu được đưa lên bản đồ bằng cách sử dụng Thiết bị đo khoảng cách công nghệ Laser + Thiết bị đo độ nghiêng dốc + Thiết bị la bàn điện tử (RIC) và gương phản xạ đặt ngay trên bề mặt thân cây. Field-Map tự động kiểm tra xem cây nằm trong hay ngoài khu vực mẫu nên không cần thiết phải đánh dấu đường bao khu vực mẫu trên thực địa, nhờ vậy quá trình thu thập số liệu trên thực địa đạt hiệu quả cao hơn.

Trong trường hợp không quan sát được các cây đã đánh dấu, sẽ cần thêm bước khôi phục số hiệu của cây trong quá trình đo đạc thực địa. Field-Map có chức năng tìm kiếm, nhận dạng cây dựa vào vị trí và người điều khiển sẽ chọn cây bằng cách sử dụng thiết bị đo laser rangefinder.

Đường kính thân cây có thể ghi lại trực tiếp trong bộ nhớ của thước đo đường kính điện tử, sau đó chuyển vào máy tính thực địa. Lựa chọn thứ hai là kết nối không dây với các máy đo có khả năng xác định đường kính thân cây nhanh hơn. Trong cả hai trường hợp trên, vị trí của các cây trên bản đồ sẽ được điều chỉnh phụ thuộc vào đường kính thân cây mà phần mềm Field-Map nhận được từ các thiết bị đo tương ứng. Vị trí của cây được thể hiện trên bản đồ bằng tâm của tán cây. Phép đo chiều cao cây được thực hiện bằng máy đo khoảng cách laser rangefinder và cảm biến nghiêng điện tử để xác định khoảng cách ngang tới thân cây và khoảng cách nghiêng tới đỉnh và gốc cây.

Field-Map có tới năm [5] chế độ đo chiều cao cây khác nhau:

1. Khoảng cách đứng máy: Khoảng cách từ vị trí đứng máy tới cây không cần đo trực tiếp mà có thể được tính toán từ vị trí đã biết của điểm đứng máy và vị trí cây. Chế độ đo này phù hợp với các khu rừng có mật độ cây không cao và từ một điểm đứng máy có thể xác định được chiều cao của nhiều cây.

2. Khoảng cách + gốc cây: Cũng giống như chế độ đo thứ nhất, thông số chênh cao tới gốc cây được tính từ toạ độ Z đã biết của điểm đứng máy và vị trí cây. Chế độ đo này phù hợp cho các khu rừng có cây lớn với nhiều tầng cây thấp dưới tán, tại những khu vực khó tìm được vị trí đứng máy để có thể quan sát được toàn bộ từ gốc lên đến ngọn cây.

3. Đo khoảng cách: Chế độ đo khoảng cách và tất cả các thông số chênh cao thường được sử dụng ở các khu rừng có mật độ cây cao, nơi sẽ phải di chuyển thiết bị liên tục để có được vị trí quan sát tốt nhất từ gốc lên đến ngọn cây.

4. Khoảng cách + Gốc cây sử dụng sào gương: Cũng giống như chế độ đo thứ 3 nhưng cần đo khoảng cách và góc nghiêng tới gốc cây bằng cách sử dụng sào đo. Chế độ này thường được sử dụng ở khu rừng rậm rạp, nơi mà sào đo có thể vươn qua tầng dưới tán.

5. Đo chiều cao trực tiếp: Sử dụng thuật toán tích hợp trong máy đo laser Forest PRO của Laser Technology Inc. để tính chiều cao cây. Tương tự như chế độ đo thứ 3.

Đối với các cây nghiêng có thể ghi nhận góc nghiêng. Sau đó phần mềm Field-Map sẽ tự động tính ra cả hai thông số: chiều cao cây (ví dụ khoảng cách ngắn nhất từ mặt đất tới ngọn cây) và độ dài thân cây (ví dụ khoảng cách từ gốc đến ngọn cây). Thể tích cây có thể tính toán được dựa trên các phép đo trực tiếp mặt cắt thân cây. Sử dụng hàng loạt các phép đo đường kính dọc theo thân cây sẽ đo được mặt cắt, trên cơ sở đó thể tích thân cây sẽ được tính toán hoàn toàn tự động.

Các phép đo cây trong khảo sát điều tra rừng

Phương pháp thứ hai để tính thể tích cây là sử dụng các bảng hoặc mô hình mẫu sẵn có. Các thông số liên quan đến công thức thể tích phụ thuộc vào đặc trưng của loài.

Việc áp dụng các công thức tính thể tích với Field-Map, có thể thực hiện bằng cách sử dụng các tập lệnh ngay trong Field-Map. Các tập lệnh này sẽ tự động tính thể tích của cây dựa vào sự thay đổi đường kính thân cây ngang ngực và chiều cao cây, sau đó lưu lại kết quả tính được vào trường thông tin thuộc tính đã được khai báo từ trước.

Đối với các dự án yêu cầu phải có thông tin mô tả chi tiết về cấu trúc tán rừng. Field-Map cung cấp công cụ hỗ trợ thành lập bản đồ phối cảnh rừng, theo chiều ngang và các mặt cắt tán cây theo chiều dọc. Diện tích của tán rừng cũng như diện tích bề mặt và thể tích của tán cây sẽ được Field-Map tính toán hoàn toàn tự động.

Các phép đo chi tiết cành nhánh cây cũng được Field-Map hỗ trợ, bằng cách sử dụng các thiết bị đo để xác định đường kính và độ dài của cành nhánh. Những đặc tính cơ bản liên quan đến cây rừng, có thể được hiển thị trực quan để giám sát khu mẫu và hỗ trợ xác định loài cây độc lập. Đồng thời cũng hàm chứa các đặc tính phân bố cơ bản và các đặc tính về loài (khu vực gốc, đường kính trung bình, số lượng cây)

 

Bản đồ hình chiếu tán cây

Đo xác định mặt cắt tán cây

 

                          Hiển thị phân bố đường kính thân, mối liên hệ đường kính chiều cao và các chỉ số khác               Đo lập bản đồ cây đổ cây chết                                                              

Chức năng 3D Forest trong phần mềm Field-Map là hợp phần mở rộng, được thiết kế để hiển thị và quan sát trong không gian ba chiều dữ liệu mà Field-Map đã có. Dữ liệu các phép đo bản đồ và phép đo cây lấy trực tiếp từ cơ sở dữ liệu Field-Map, có thể được sử dụng để tạo ra hình ảnh rừng trong không gian ba chiều.

Bản đồ toàn cảnh rừng ba chiều tái dựng trong Field-Map

Bổ sung vào các chức năng đo cây xanh, Field-Map còn hỗ trợ việc đo đạc và thành lập bản đồ các cây chết nằm dưới mặt đất. Mỗi thân cây chết được thể hiện bằng đường tâm thân gỗ và liên hệ đường kính thân với hai đầu đường tâm. Vùng xác định diện tích cây chết nằm trên mặt đất cũng được tính toán và lưu trong bản đồ. Cũng giống như với cây xanh, thể tích của cây chết cũng được tính toán tự động dựa vào những số liệu đã đo và từng cá thể đơn lẻ có thể được mô tả dựa trên một tập hợp các thuộc tính do người sử dụng định nghĩa trước.

Thể tính được tính toán tự động dựa trên chiều dài và đường kính của đoạn gỗ đã chết. Field-Map có khả năng tự động “loại” các cá thể cây chết nằm ở đường ranh giới, chỉ tính toán thể tích các cá thể nằm trọn trong khu vực mẫu nghiên cứu.

Phép đo lặp

Trước khi tiến hành nghiên cứu thực địa, số liệu đo trước đó sẽ được tải vào cơ sở dữ liệu của máy tính thực địa. Chức năng này có thể hỗ trợ việc định nghĩa trước thuộc tính cơ bản của mỗi cá thể đơn lẻ: Thông tin thuộc tính có thể hoặc không cần thiết phải điều chỉnh ngay. Việc cập nhật có thể được thực hiện khi nhập các giá trị thuộc tính mới vào máy tại bất kỳ thời điểm nào, ngay trên thực địa hoặc nhập vào sau tùy theo yêu cầu của người sử dụng.

Chuẩn bị số liệu và sơ đồ cập nhật phục vụ cho đo lặp

Field-Map cung cấp chức năng đo lặp trên thực địa thông qua các bước sau: 

Bước 1: Tìm trung tâm khu vực mẫu

Trong trường hợp số khu vực mẫu ẩn tức là khu vực mẫu không được đánh dấu nên rất cần sự hỗ trợ dẫn đường tìm đến điểm trung tâm. Việc dẫn đường tìm điểm có thể thực hiện được dựa trên các công cụ và phương pháp dẫn đường đã mô tả trong phần trên. Việc dẫn đường này thường được đảm bảo với độ chính xác cỡ một vài mét, theo đó Field-Map sẽ xác định vị trí trung tâm khu mẫu bằng cách sử dụng các bản đồ đã có và vị trí của cây trong ô. Việc sử dụng vị trí của một số cây có thể giúp phân biệt trên cả bản đồ và thực địa, giúp xác định điểm trung tâm khu vực mẫu đạt độ chính xác nhỏ hơn 10 - 20 cm.

Bước 2: Phục hồi số hiệu cây

Xác lập lại số hiệu cây là nhiệm vụ cần thiết để đảm bảo duy trì khoảng thời gian đo ổn định đối với các cá thể cây độc lập. Trong trường hợp số hiệu cây bị ẩn, các cây đó có thể được  xác định lại bằng cách sử dụng toạ độ vị trí cây kết hợp với thông tin mô tả cây đó.

Quy trình phục hồi số hiệu cây cũng giống như quy trình thành lập bản đồ cây. Đưa thiết bị đo vào vị trí, bắt đầu bước thành lập bản đồ cây bằng cách sử dụng máy đo laser ngắm đo vào cây. Phụ thuộc vào các phép đo cây, Field-Map sẽ thể hiện bản đồ đường đi của tia laser (từ vị trí đứng máy đến mục tiêu đo) và xác định vòng tròn lọc tìm kiếm đối tượng.

Do ảnh hưởng của giới hạn độ chính xác thiết bị đo, nên sẽ rất khó tìm chính xác vị trí toạ độ của các cây mục tiêu khi đo trên bề mặt khu phân bố. Trong thực tế thường có sự khác biệt đôi chút giữa các vị trí cũ và mới khoảng một vài centimet. Do đó việc xác minh trực tiếp đối tượng sử dụng toạ độ thường không thực hiện được. Để khắc phục nhược điểm này, Field-Map sử dụng công cụ lọc để tìm kiếm các cây liền kề. Trên thực địa, việc bắn đo đến tất cả các cây là không cần thiết. Đặc biệt khi nghiên cứu ở các khu vực mà mật độ cây không quá dày, chỉ bằng mắt thường cũng có thể phân biệt được, người điều khiển chỉ cần sử dụng bút cảm ứng nhấn vào vị trí cây. Nếu trong khu vực xuất hiện một cây mới nó sẽ được đưa lên thành đối tượng bản đồ và cũng cần gán cho cây đó một mã nhận dạng mới hay chính là số hiệu cây.


Tìm vị trí tâm khu vực mẫu bằng cách sử dụng bản đồ cây sẵn có

Nếu vị trí cây đã được đo và đưa lên bản đồ trước đó không chính xác, Field-Map cung cấp công cụ di chuyển cây (Move Tree) để hiệu chỉnh lại vị trí cây chính xác. Kèm theo đó hệ thống sẽ tạo mới bản mô tả về bất kỳ thay đổi nào đã được thực hiện trên các lớp thông tin bản đồ cũ và lưu trữ trong bảng OldChangesLog, đây được coi là một hợp phần chuẩn nằm trong mỗi dự án Field-Map.

Bước 3: Thuộc tính

Thủ tục kiểm tra xác nhận trực tuyến sẽ tự động chạy mỗi khi có một giá trị thuộc tính thay đổi. Giá trị mới sẽ được so sánh với giá trị cũ để tìm kiếm và xác nhận sự khác biệt, sau đó hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại xác nhận. Người sử dụng có ba lựa chọn để xác nhận với phần mềm Field-Map:

  • Cả giá trị mới và cũ đều được chấp nhận, thay đổi được chấp thuận và ghi lại.
  • Giá trị cũ được tìm thấy, đồng thời được hiệu chỉnh và giá trị mới sẽ được thay thế bằng giá trị cũ đã được hiệu chỉnh.
  • Giá trị mới được tìm thấy, hiệu chỉnh và giá trị cũ sẽ được thay thế bằng giá trị mới.

Trong những trường hợp như vậy mô tả về sự thay đổi này sẽ được tự động ghi lại vào bảng OldChangesLog, theo đó tất cả những thay đổi đối với số liệu cũ đều được ghi bằng những mô tả và có thể quay trở lại giá trị ban đầu bất kể khi nào cần.

Giải quyết những thay đổi liên quan đến các giá trị thuộc tính

Xác nhận số liệu

Quá trình xác minh và xác nhận số liệu được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ tích hợp và các công cụ kiểm tra do người dùng định nghĩa. Số liệu sẽ phải vượt qua các bước kiểm tra xác minh dưới đây:

1.    Khoá các lớp thông tin và thuộc tính;
2.    Các giá trị cực đại và cực tiểu;
3.    Danh mục tìm kiếm và các điều kiện tìm kiếm;
4.    Điều kiện xuất hiện của các lớp thông tin;
5.    Xác minh số liệu đo lặp;
6.    Xác định số liệu còn thiếu;
7.    Hoàn thành kiểm tra tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu;
8.    Các nguyên tắc do người sử dụng định nghĩa (tập lệnh).

Một số bước như mô tả trong phần trên giúp ngăn ngừa việc nhập vào hệ thống những số liệu không chuẩn, trong khi các bước còn lại hỗ trợ người dùng xác định mâu thuẫn của số liệu. Hầu hết các chu trình kiểm tra xác nhận số liệu đều được tiến hành trên thực địa. Như vậy số liệu gần như đã được kiểm tra xác nhận trong quá trình thu đo, đảm bảo chắc chắn độ chính xác, tính toàn vẹn trước khi các nhóm đo rời khỏi khu vực mẫu.

Hệ thống xác nhận số liệu hoàn toàn có thể điều chỉnh, tuân thủ theo những yêu cầu của một phương pháp luận cụ thể. Những tập lệnh do người sử dụng định nghĩa có thể được kết nối đến các chức năng OnValidateOnChange, các chức năng này sẽ tự động chạy khi số liệu được nhập vào hệ thống hay được chỉnh sửa. Chức năng thiết kế tập hợp lệnh theo ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Pascal trong Field-Map, thực sự là công cụ hữu hiệu để thực hiện các bước tính toán, kiểm tra xác nhận, so sánh số liệu thuộc tính với những số liệu khác từ  đơn giản đến phức tạp.

Ứng dụng mở rộng do người sử dụng phát triển

Field-Map thực sự là hệ thống mở, cho phép người sử dụng có thể điều chỉnh theo nhiều cách. Một trong những tuỳ chọn quan trọng để mở rộng chức năng của Field-Map chính là khả năng lập trình phát triển.

Field-Map sử dụng các tập lệnh dựa trên ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Pascal. Người dùng có thể viết bổ sung các tập lệnh, các chức năng khác do mình định nghĩa (chuyển đổi, xác nhận số liệu, quy trình xử lý theo nhu cầu), tất cả được viết bằng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Pascal, cho phép can thiệp và điều chỉnh các quy trình thu thập và xử lý số liệu.

Các ứng dụng mở rộng hoặc các biểu mẫu số liệu do người dùng định nghĩa có thể được chuẩn bị theo định dạng thư viện động (DLL). Phần đầu (header) của các thư viện định nghĩa trước này, cho phép tích hợp ứng dụng mở rộng với phần mềm Field-Map.

 

Các công cụ xử lý số liệu

Bản thân Field-Map đã được trang bị các chức năng xử lý số liệu tiên tiến (Field-Map Data Processing Tools).

Tính thể tích cây sử dụng các công thức tính thể tích do người dùng định nghĩa:

Tính chiều cao cho  các cây không đo trên thực địa:

Thông thường người thực hiện nhiệm vụ khảo sát chỉ thực hiện việc đo chiều cao đối với một số cây trên thực địa. Field-Map cung cấp công cụ mô hình hoá mối liên hệ giữa đường kính và chiều cao cây ngang ngực, chiều cao cây phân theo loài (theo tầng nếu được yêu cầu). Dựa trên mô hình xây dựng bởi các số liệu đo trên cây mẫu, có thể tính toán chiều cao cho các cây không được đo trên thực địa. Hỗ trợ các mô hình đường cong thay đổi chiều cao do người dùng định nghĩa.

Phép tính thể tích xây dựng trên cơ sở công thức tính thể tích của người Đức, có thể được thực hiện ngay trong quá trình đo đạc thực địa, sử dụng tập lệnh do người dùng thiết kế, liên kết với chức năng theo dõi sự kiện OnChange có quan hệ với số liệu thuộc tính. Lựa chọn thứ hai để tính toán thể tích cây được thực hiện trong quá trình xử lý sau số liệu đo.

Phân loại theo tiêu chuẩn do người dùng định nghĩa:

Số liệu đo liên tục trên thực địa có thể được gộp nhóm theo lớp, dựa vào phương thức phân loại mà người sử dụng đã khai báo trước. Việc phân loại thường được sử dụng để chia nhóm số liệu đường kính và tuổi cây…

Tái phân loại theo tiêu chuẩn do người dùng định nghĩa:

Số liệu đã phân loại có thể được tái phân loại dựa trên sơ đồ phân loại do người sử dụng định nghĩa lại.

Tổ hợp:

Các giá trị tối thiểu, tối đa, thứ tự, tổng số, dạng mẫu, độ lệch chuẩn, sai số chuẩn, giá trị trung bình và điểm trung bình… đều có thể tính toán được. Một trong những ví dụ điển hình là khả năng tính toán giá trị trung bình và sai số chuẩn của sự rụng lá, từ việc giám sát các khu vực mẫu và lưu các giá trị kết quả trong cơ sở dữ liệu thuộc tính quan hệ của chính các khu vực mẫu đó.

Cập nhật SQL:

Các câu lệnh SQL có thể được sử dụng trong công cụ xử lý số liệu Field-Map (Field-Map Data Processing Tools) để phục vụ quá trình tính toán và lưu trữ những giá trị thuộc tính mới. Những thuộc tính mới tạo sẽ tự động được bổ sung vào cấu trúc cơ sở dữ liệu Field-Map.